top of page
Ảnh của tác giảThúy Hoàng

Những thách thức tiềm ẩn trong việc giữ cơ thể đủ nước

Vài lời tâm tình gửi đến bạn trước khi vào nội dung chính (nếu bạn chưa đọc những bài viết khác của mình


Trong bài viết trước, mình đã kể cho bạn nghe về người thanh niên đau đớn suốt 10 tiếng đồng hồ vì loét dạ dày, uống rất nhiều thuốc nhưng không có chút tác dụng nào. Vậy mà chỉ sau ba cốc nước, cơn đau biến mất như chưa từng tồn tại.


Bạn có như mình không, lúc đọc câu chuyện này, mình chỉ nghĩ "Làm thế quái nào mà chỉ là nước lại có thể giảm cơn đau dữ dội đến vậy?" Nghe có vẻ như phép màu, nhưng nó có căn cứ khoa học đằng sau, chỉ là góc độ khoa học này, ít ai để ý. Khi mình ngồi trên ghế giảng đường Y Dược, không có Giáo sư nào giải thích cho mình những điều này. Và các bác sĩ của mình lại càng không.


Vậy thì hôm nay mình sẽ chia sẻ cho bạn những gì mình tìm hiểu và phân tích được.


Góc nhìn Dược sĩ : Nước và vai trò không thể thay thế

Cơ thể chúng ta cần nước để duy trì mọi hoạt động, và dạ dày không phải là ngoại lệ. Khi cơ thể bạn bị mất nước, đặc biệt trong trường hợp căng thẳng hay khi bị loét dạ dày, các tế bào của lớp niêm mạc dạ dày bắt đầu "kêu cứu", vì chúng cần nước để bảo vệ và duy trì chức năng của mình. Và lúc này, không có gì ngoài nước có thể đáp ứng lời kêu cứu đó.


Dạ dày không chỉ là "cỗ máy" tiêu hóa thức ăn mà còn là một cấu trúc tinh vi được bảo vệ bởi lớp chất nhầy. Lớp chất nhầy này được tạo ra để ngăn acid và enzyme tiêu hóa phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Và bạn có biết không? Chất nhầy này chứa tới 98% là nước!

Dạ dày được bao phủ bởi lớp chất nhầy (muqueuse) chứa 98% là nước

Khi chúng ta mất nước, chất nhầy trở nên khô cứng, dễ bị phá hủy, cho phép acid "xâm chiếm" và ăn mòn niêm mạc dạ dày. Kết quả là gì? Đúng rồi, là đau dạ dày, là viêm loét!

Lúc này, nước chính là giải pháp "cứu cánh". Khi bạn uống đủ nước, nước sẽ đi vào lớp chất nhầy, giúp nó trở nên dày hơn, dẻo dai hơn, và sẵn sàng bảo vệ niêm mạc khỏi acid. Đây chính là lý do vì sao chỉ với ba cốc nước, người thanh niên trong câu chuyện đã thấy cơn đau dạ dày giảm đi rõ rệt.


Đơn giản nhưng hiệu quả đúng không? Thế nhưng bạn đã từng gặp vị bác sĩ dược sĩ nào khuyên bạn điều này chưa? Mình trộm nghĩ chắc không phải họ đồng lòng cố tình che giấu để bán thuốc cho bạn đâu, chắc cũng có vài vị như thế nhưng không phải nhân viên y tế nào cũng vì lợi nhuận. Sự thật thì, trong vô số bài học về hệ tiêu hoá mà mình từng cày cuốc lúc học ở trường Dược (chương trình chính quy hẳn hoi ở Pháp), không có một dòng nào nói về tác dụng giảm đau của nước cả, bạn ạ.

Đơn giản nhưng hiệu quả đúng không? Thế nhưng bạn đã từng gặp vị bác sĩ dược sĩ nào khuyên bạn điều này chưa?

Nước và quá trình “rửa ngược” bảo vệ dạ dày

Khi bạn uống nước, không chỉ có chuyện nước vào cơ thể rồi "biến mất".


Sau khi uống một cốc nước, nước sẽ đi thẳng vào ruột non và được hấp thụ vào máu. Thế nhưng, một phần nước sẽ "quay trở lại" dạ dày thông qua niêm mạc.

  • Nước giúp tái tạo lại lớp chất nhầy mới, dày hơn và dẻo hơn, để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid.

  • Lớp chất nhầy này, ngoài việc chứa nước, còn có các chất như natri bicarbonate, giúp trung hòa một phần axit dư thừa.

  • Ngoài ra, nước cũng giúp rửa sạch lớp chất nhầy đã bị lắng đọng muối tạo ra từ quá trình trung hoà axit.


Uống đủ nước : là một công việc cần chuyên tâm

Mình cá rằng bạn cũng từng giống mình, đợi đến lúc cảm thấy khát mới nhớ đến chuyện uống nước, phải không? Thực ra, nhiều người trong chúng ta đều mắc phải thói quen này. Nhưng chờ đến khi khát mới uống thì có nghĩa là cơ thể bạn đã bắt đầu mất nước rồi.


Nghe có vẻ không đáng lo, nhưng thực tế, việc thiếu nước kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn không ngờ tới! Cơn đau dạ dày mà mình chia sẻ trong bài viết này chỉ là một trong những tín hiệu kêu gọi trong vô vọng của cơ thể khi đối mặt với tình trạng "thiếu nước mãn tính" (từ này mình lấy cảm hứng từ bệnh mãn tính, nghĩa là những căn bệnh phải điều trị suốt đời, thuốc thang chỉ giảm triệu chứng chứ không khỏi).


Bạn biết không, khô miệng là TÍN HIỆU CUỐI CÙNG của cơ thể để cảnh báo cho bạn tình trạng thiếu nước. Miệng không phải là cơ quan đầu tiên bị rút nước, vì rõ ràng là có khát khô cổ thì bạn vẫn có nước bọt, đúng không?

Khô miệng là TÍN HIỆU CUỐI CÙNG của cơ thể để cảnh báo cho bạn tình trạng thiếu nước. Miệng không phải là cơ quan đầu tiên bị rút nước, vì rõ ràng là có khát khô cổ thì bạn vẫn có nước bọt, đúng không?

Đa số chúng ta đang sống trong nhịp sống vội vã, với công việc, học tập và hàng tá việc khác khiến việc uống nước trở thành điều cuối cùng ta nhớ đến. Chưa kể, uống nước nhiều thì đi vệ sinh nhiều, đó cũng là một bài toán không phải luôn dễ dàng để xử lý. Tiêu biểu là mỗi lần đi du lịch, mình vẫn chú ý uống nhiều nước nhưng cũng phải cân đo xem lúc nào có thể đi vệ sinh được, thành thử cũng không duy trì được lượng nước tối ưu. Hoặc các em nhỏ đi học, nhà vệ sinh ở trường thì không đảm bảo. Ôi thôi, thế là rèn thói quen ngược ngay từ nhỏ, thay vì tạo thói quen uống nước, ta lại rèn thói quen "nhịn uống nước".


Bao nhiêu nước là tối ưu? Làm sao để biết lượng nước bạn uống thực sự là đủ hay niềm tin của bạn vốn dĩ xây dựng trên dữ liệu đầu vào sai lệch? Đây cũng là một câu chuyện dài mà mình sẽ chia sẻ ở một dịp khác, tin chắc bạn sẽ bất ngờ đấy. Ở bài này mình chỉ muốn làm rõ với bạn, uống nước là hành động đơn giản và mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng để thiết lập và giữ gìn thói quen uống đủ nước lại cần rất nhiều sự tập trung và ý thức, là một công việc cần sự chuyên tâm. Đó cũng là một phần nguyên nhân của chuỗi bài viết này.


Hiểu sâu sắc thì ra kết quả sâu sắc, hiểu sơ sơ thì ra kết quả sơ sơ. Bạn muốn thay đổi bất kì điều gì mà lại không hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả, chắc rằng dăm bữa nửa tháng bạn lại trở về thói quen lối sống cũ.

Đa số chúng ta đang sống trong nhịp sống vội vã, với công việc, học tập và hàng tá việc khác khiến việc uống nước trở thành điều cuối cùng ta nhớ đến.

Vậy nên bạn cứ bắt đầu uống nhiều nước hơn và theo dõi lượng nước bạn uống mỗi ngày đi đã. Bạn thử kiểm chứng điều này xem mình có đang lừa phỉnh bạn không nhé : Uống càng nhiều nước bạn sẽ càng cảm thấy khát thường xuyên đấy !!! (Nếu còn những băn khoăn cần giải đáp, bạn có thể nhắn trực tiếp cho mình qua page All Happiness nhé).

Hiểu sâu sắc thì ra kết quả sâu sắc, hiểu sơ sơ thì ra kết quả sơ sơ. Bạn muốn thay đổi bất kì điều gì mà lại không hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả, chắc rằng dăm bữa nửa tháng bạn lại trở về thói quen lối sống cũ.

Một dịp khác mình sẽ phân tích kĩ hơn về những tiếng gào thét của các bộ phận khác trong cơ thể bạn khi thiếu nước. Hiểu kĩ rồi, tin chắc bạn sẽ khó lòng bỏ qua chai nước dù có bận rộn cỡ nào.


Nước chính là cốt lõi nhất của thân an, bạn nhé !


NGUỒN THAM KHẢO

 

Bạn có nghĩ rằng mình sẽ bắt đầu thay đổi thói quen uống nước hay giới thiệu bài viết của mình cho những ai đang gặp rắc rối với dạ dày của họ không ? Mình sẽ rất cảm kích nếu bạn để lại bình luận chia sẻ với mình, và giúp mình chia sẻ bài viết này để thông tin lan tỏa đến nhiều người hơn nữa nhé!

Nếu có chủ đề nào bạn muốn mình viết, bạn cũng có thể nhắn mình trực tiếp qua page All Happiness nhé!

bottom of page